Từng có những năm đi lính nên anh Ngọc được đào tạo học võ, có sự dũng cảm của người lính bộ đội cụ Hồ. Vì vậy, khi gặp những trường hợp cần...
Từng có những năm đi lính nên anh Ngọc được đào tạo học võ, có sự dũng cảm của người lính bộ đội cụ Hồ. Vì vậy, khi gặp những trường hợp cần giúp đỡ ngoài đường, anh không chút suy nghĩ. Đến nay, anh đã có 2 lần cứu người, có lúc tưởng chừng như nguy hiểm đến tính мạหg mình.
Trong một lần tình cờ, tôi gặp một người đàn ông dáng khắc khổ, đang ngồi trên chiếc xe chở kính đậu bên đường. Anh cho biết, mình tên là Nguyễn Đình Ngọc, sinh năm 1987, quê ở xóm Bắc Thung, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Anh Ngọc sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, mẹ là giáo viên, còn bố là chiến sĩ từng tham gia mặt trận B5, nay là thương binh. Gia đình anh có 4 người con, anh là con út.
Đến tuổi trường thành, năm 2008, anh tham gia đi lính tại quân khu 9, Trung đoàn 416. Bản thân anh đã được Bộ quốc phòng cấp giấy chứng nhận bằng lái xe tăng I loại giỏi năm 2008.
Sau khi ra quân, anh trở về quê và được chính quyền địa phương mời làm dân quân tự vệ, huấn luyện thao trường bắn. Tuy nhiên, sau sau đó vì cuộc sống nên quyết định vào nam lập nghiệp. Năm 2011, anh vào Bình Dương làm nghề thu dọn môi trường, nhặt rác kiếm kính bể, để kiếm sống qua ngày. Đến năm 2013 thì anh cưới vợ.
Kể về 2 lần mình cứu người, anh Ngọc cho biết, lần cứu người đầu tiên là lúc đó anh đang đi xe đạp ngoài đường ở gần nhà anh trai thì thấy con bò kéo xe lốp phi chạy. Lúc đó có 2 đứa bé đang đứng chơi bên đường, anh đoán chắc là chiếc xe bò sẽ lật úp vào 2 đứa trẻ nên nhanh chân chạy tới bế 2 đứa bé đi. Lúc anh vừa ôm được 2 đứa bé thì cũng là lúc chiếc xe bò đập vào lưng anh. May mắn quá trình trong quân ngũ, anh được học võ nên đỡ được. năm đó là năm 2017. “Nếu tôi không được học võ thì chắc không đỡ được chiếc xe bò, vì nó nặng lắm, lần đó thật sự rất nguy hiểm”, anh Ngọc nói.
Lần thứ cứu người thứ 2 là ở cầu Thạnh Hội, xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên, Bình Dương. Hôm đó anh đạp xe đi làm, gần đến cầu thì thấy một người phụ nữ bồng con nhỏ đứng trên cầu thất thần nhìn xuống sông. “Tôi đoán là cảnh tự tử rồi, không cứu không được. Tôi liền phi xe nhanh tới, một tay giật đứa bé ra, còn một tay giữ người phụ nữ lại, không là rớt xuống dưới là xong. Đứa con nít có tội tình gì đâu mà người lớn làm vậy, đằng này đưa con mình tính thả xuống. Xong đó có 2 người đi đường tới, họ chạy ra báo công an xã tới giải quyết”, anh Ngọc nhớ lại.
Anh nói tiếp: “Sau đó người chồng nghe tin chạy ra, lớn tiếng chửi, đòi đánh người vợ, tôi nói là anh làm gì mà để vợ như thế, anh mà đánh chị ấy là tôi đánh anh ấy đấy”. Sau khi công an địa phương tới giải quyết, anh Ngọc lại tiếp tục đạp chiếc xe đi nhặt kính như mọi ngày.
Nói về nghề nhặt kính vỡ, anh Ngọc cho biết, cực khổ lắm, phải chạy nhiều nơi, lang thang ngoài đường cả ngày, vô trong bãi rác mới có. Vất vả là vậy, nhưng có người thấy anh nhặt kính cho thì cảm ơn, còn cho tiền, còn có người chửi bới vì tưởng ăn trộm. Thu nhập từ công việc này, anh Ngọc cho biết, một ngày trừ tiền ăn rồi còn. Khoảng 100 nghìn. “May có vợ phụ chứ một mình tôi thì không biết nuôi 2 đứa con như thế nào”, anh Ngọc than thở.
Mặc dù thu nhập không là bao, nhưng công việc nhặt kính vỡ lại tồn tại nhiều nguy hiểm, tai nạn nghề nghiệp xảy đến lúc nào không biết. Anh cho biết, mấy năm làm nghề, anh đã bị 2 lần, một lần bị kính rớt trúng chân đứt đôi 2 gân, phải điều trị hết 27 triệu. Một lần bị kíh rớt xuống đằng sau lưng điều trị hêts 30 triệu, may chưa mất mạng.
“Mới năm ngoái do hít phải bụi kính nhiều quá nên tôi bị nhiễm trùng máu qua đường hô hấp, thủy ngân vào nó phá phổi, phá thận, tưởng chết rồi. Chi phí chữa trị hết hơn 100 triệu, phải vay mượn ngân hàng. Tài sản trong nhà giờ không còn gì cả”, anh Ngọc tâm sự.
Giấy ra viện của anh Ngọc trong lần điều trị năm ngoái do tai nạn nghề nghiệp
Anh Ngọc cho biết, mặc dù vất vả là vây, nhưng lúc nào anh cũng lạc quan trong cuộc sống, yêu thương vợ và 2 đứa con nhỏ. “Mình giúp được ai thì giúp, tôi luôn tin ông trời sẽ không phụ lòng người. Như tôi năm ngoái tưởng chết mà vẫn thoát được, lại còn có người giúp đỡ trong lúc khó khăn nhất, tư vấn mua bảo hiểm cho, chứ không thì không có đủ tiền chữa bệnh, nằm viện”.
Xuân Thủy
Trong một lần tình cờ, tôi gặp một người đàn ông dáng khắc khổ, đang ngồi trên chiếc xe chở kính đậu bên đường. Anh cho biết, mình tên là Nguyễn Đình Ngọc, sinh năm 1987, quê ở xóm Bắc Thung, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Anh Ngọc sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, mẹ là giáo viên, còn bố là chiến sĩ từng tham gia mặt trận B5, nay là thương binh. Gia đình anh có 4 người con, anh là con út.
Đến tuổi trường thành, năm 2008, anh tham gia đi lính tại quân khu 9, Trung đoàn 416. Bản thân anh đã được Bộ quốc phòng cấp giấy chứng nhận bằng lái xe tăng I loại giỏi năm 2008.
Anh Ngọc và chiếc xe hằng ngày để đi nhặt kính vỡ
Kể về 2 lần mình cứu người, anh Ngọc cho biết, lần cứu người đầu tiên là lúc đó anh đang đi xe đạp ngoài đường ở gần nhà anh trai thì thấy con bò kéo xe lốp phi chạy. Lúc đó có 2 đứa bé đang đứng chơi bên đường, anh đoán chắc là chiếc xe bò sẽ lật úp vào 2 đứa trẻ nên nhanh chân chạy tới bế 2 đứa bé đi. Lúc anh vừa ôm được 2 đứa bé thì cũng là lúc chiếc xe bò đập vào lưng anh. May mắn quá trình trong quân ngũ, anh được học võ nên đỡ được. năm đó là năm 2017. “Nếu tôi không được học võ thì chắc không đỡ được chiếc xe bò, vì nó nặng lắm, lần đó thật sự rất nguy hiểm”, anh Ngọc nói.
Anh Ngọc và cô con gái đầu ngồi bên căn nhà tạm bợ
Anh nói tiếp: “Sau đó người chồng nghe tin chạy ra, lớn tiếng chửi, đòi đánh người vợ, tôi nói là anh làm gì mà để vợ như thế, anh mà đánh chị ấy là tôi đánh anh ấy đấy”. Sau khi công an địa phương tới giải quyết, anh Ngọc lại tiếp tục đạp chiếc xe đi nhặt kính như mọi ngày.
Cầu Thạnh Hội, nơi anh Ngọc cứu người phụ nữ định nhảy cầu tự tự
Giấy chứng nhận bằng lái xe xe tăng loại giỏi của anh Ngọc
Anh Ngọc sống trong một căn nhà tạm bợ ở xã Thạnh Hội
Giấy ra viện của anh Ngọc trong lần điều trị năm ngoái do tai nạn nghề nghiệp
Anh Ngọc cho biết, mặc dù vất vả là vây, nhưng lúc nào anh cũng lạc quan trong cuộc sống, yêu thương vợ và 2 đứa con nhỏ. “Mình giúp được ai thì giúp, tôi luôn tin ông trời sẽ không phụ lòng người. Như tôi năm ngoái tưởng chết mà vẫn thoát được, lại còn có người giúp đỡ trong lúc khó khăn nhất, tư vấn mua bảo hiểm cho, chứ không thì không có đủ tiền chữa bệnh, nằm viện”.
Xuân Thủy
COMMENTS